Cấu tạo thang máy không chỉ là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nghiều người, mà còn là một khía cạnh quan trọng đối với sự tiện nghi và hiện đại trong cuộc sống ngày. Theo cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, thang máy không chỉ là biểu tượng của sự tiến bộ mà còn là một nguồn lợi ích lớn đối với mỗi gia đình.
Bạn đang tò mò về bí mật và “cấu tạo thang máy”?
Hãy tham gia hành trình khám phá cùng Thang Máy Sao Việt qua bài viết này để hiểu rõ hơn về cơ học và nguyên lý hoạt động của những chiếc thang máy đầy ấn tượng!
Thang máy là gì?
Thang máy là thiết bị dùng để đưa người, vật di chuyển từ tầng này sang tầng khác của công trình. Trong những ngôi nhà cao tầng hay công ty, bệnh viện,… thang máy dần thay thế hoàn toàn các loại thang bộ, trở thành một phần không thể thiếu trong việc đi lại của con người.
Ngày nay, trên thị trường xuất hiện các loại thang máy phổ biến như: thang máy chở người, thang máy chở hàng, thang máy gia đình,…
Cấu tạo chung của thang máy
Đối với những khách hàng hứng thú hay có nhu cầu lắp đặt thang máy, bạn có thể tìm hiểu về cấu tạo thang máy gia đình nói riêng hay các loại thang máy nói chung, dưới đây là những bộ phận chính của hầu hết thang máy:
Hệ thống điều khiển thang máy (Control Panel)
Trong cấu tạo của thang máy, hệ thống điều khiển hoạt động theo lập trình, có nhiệm vụ đảm bảo thang máy hoạt động một cách trơn tru theo đúng chức năng được yêu cầu. Nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho công trình, thiết bị được lắp tại phòng máy nằm ở phần trên cùng của cabin.
Thang máy chở người thường hay dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp đem lại năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh hay gọi tầng cả khi thang dừng lẫn lúc chuyển động).
Ray dẫn hướng
Trong quá trình lắp đặt thang máy, ray dẫn hướng được lắp dọc theo giếng thang. Ray được chia làm hai loại là ray dẫn hướng cho cabin và ray dẫn hướng cho đối trọng, được làm bằng gỗ hoặc thép. Đây là bộ phận đảm bảo sao cho thang máy di chuyển đúng hướng, không bị lệch khỏi thiết kế ban đầu.
Bên cạnh đó, ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ được trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
Mô tơ kéo
Trong cấu tạo thang máy, đây là bộ phận quyết định sự vận hành của toàn hệ thống, thường được lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi lại ở hố thang). Mỗi kiểu thang máy sẽ được thiết kế một loại mô tơ kéo phù hợp để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Trên thị trường hiện nay có hai loại mô tơ kéo là mô tơ có hộp số và mô tơ không hộp số. Trong đó loại mô tơ không hộp số có kích thước nhỏ hơn 3 lần loại có có hộp số, giúp tiết kiệm điện và có tuổi thọ cao.
Mô tơ kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puly ma sát của mô tơ và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi mô tơ kéo hoạt động, puly ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang.
Ngoài ra, trên mô tơ kéo còn gắn một bộ phanh, thực hiện nhiệm vụ giữ cabin đứng im khi dừng tầng. Sự đóng mở của phanh hoạt động nhịp nhàng với quá trình làm việc của động cơ.
Bộ hạn chế tốc độ
Khi xảy ra tình trạng đứt sợi cáp hay cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển mô tơ để bộ hãm bảo hiểm làm việc, bộ hãm có nhiệm vụ giữ cabin bám chặt vào ray dẫn hướng làm cabin đứng yên một chỗ.
Đây là bộ phận cực kì quan trọng với cấu tạo của thang máy, đảm bảo an toàn cho người dùng khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn với thang máy, tránh tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại đến người và của.
Giảm chấn
Với vật liệu chính là sắt và thép cứng, mỗi khi dừng lại tại mỗi tầng thì theo quán tính, cabin của thang sẽ tác dụng một lực cực lớn vào đáy hố, sắt thép va đập vào nhau tạo sự xóc, nảy và tiếng động lớn gây ảnh hưởng xấu đến người dùng và chất lượng thang.
Do đó, để đảm bảo thang máy hoạt động nhẹ nhàng, trơn tru, trong cấu tạo hố thang máy, người ta đặt thêm giảm chấn để triệt tiêu lực va đập của cabin lên hố pít, từ đó tránh hư hỏng cabin và đảm bảo cho sức khỏe con người.
Trên thị trường hiện nay, có 3 loại giảm chấn là giảm chấn cao su, giảm chấn thuỷ lực và giảm chấn lò xo, trong đó giảm chấn lò xo và cao su được sử dụng rộng rãi trong cấu tạo thang máy gia đình nhờ độ bền tốt và giá thành rẻ.
Cửa cabin và cửa tầng
Cửa thang máy được cấu tạo bởi hai lớp, lớp ngoài là cửa tầng và lớp trong là cửa cabin. Khi sử dụng thang, cửa thang máy chính là thứ đầu tiên người dùng tiếp xúc, thiết kế cửa đẹp sẽ làm nổi bật lên vẻ đẹp của thang máy và đem lại sự sang trọng cho công trình.
Cửa cabin và cửa tầng hoạt động, phối hợp với nhau theo một hệ thống khá phức tạp, đem lại cảm giác nhịp nhàng, êm ái cho thang máy.
Cửa cabin là cánh cửa gắn liền với cabin, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng khi sử dụng thang. Với động cơ trên đầu cửa, cửa cabin có thể tự động đóng mở nhờ nhận lệnh từ hệ thống điều khiển thang máy.
Cửa tầng là cách cửa được gắn cố định ở mỗi tầng, không có động cơ tự động đóng mở như cửa cabin mà chỉ tự động mở ra khi cửa cabin mở hoặc dùng thiết bị chuyên dụng để mở.
Cabin và đối trọng
Cabin là phần không gian được giới hạn bởi 4 vách như một căn phòng nhỏ, dùng để chở người, hàng hoá di chuyển qua các tầng. Cấu tạo cơ bản của cabin bao gồm: khung chịu lực (gồm khung trên, khung dưới và khung đứng), shoe dẫn hướng, thắng cơ, vách, sàn và nóc cabin, trần giả, tay vịn, hệ thống bảng điều khiển. Tuỳ vào mục đích sử dụng thực tế, cabin sẽ được thiết kế sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối trọng của thang máy được cấu tạo bởi khung đối trọng và board gang đối trọng, là khối nặng được treo vào đầu dây cáp giúp tạo lựa ma sát giữa rãnh cáp của puly và cáp tải, đồng thời cân bằng khối lượng cabin với 50% tải. Từ đó, đối trọng có tác dụng giúp thang máy hoạt động một cách trơn tru, nhẹ nhàng và êm ái, khiến quá trình sử dụng thang được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thông số kỹ thuật thang máy gia đình cần biết
Trên đây là những bộ phận chính của cấu tạo thang máy, để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể:
Văn phòng giao dịch miền Bắc: Số 3, Nguyễn Quý Đức, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 058.34.5555
Văn phòng giao dịch miền Nam: Số 50, đường 11 – CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0879.745.777
Mục lục
Thông tin chia sẻ rất hữu ích, Ai lắp thang máy nên đọc bài viết chia sẻ này