Hệ thống điện và tủ điều khiển thang máy quan trọng như nào?

hệ thống điện thang máy

Hệ thống điện thang máy là nhân tố được nhiều người đặc biệt quan tâm khi lắp đặt thang máy vì nó có vai trò cực kỳ quan trọng , quyết định chất lượng di chuyển và độ an toàn của thiết bị. Cùng thang máy Sao Việt tìm hiểu kĩ hơn về một hệ thống điện thang máy tiêu chuẩn nhé.

Hệ thống điện thang máy là gì?

Phần điện thang máy là một hệ thống được lập trình sẵn bằng cách sử dụng công nghệ thông tin từ các máy vi tính hiện đại nhất hoặc trí tuệ nhân tạo nhằm điều khiển toàn bộ hoạt động dừng, đỗ, di chuyển,… của thang máy. Bằng cách này, toàn bộ hệ thống điện sẽ được vận hành tự động mà không cần đến sự điều khiển trực tiếp của con người.

Trong hệ thống điện thang máy, mỗi máy tính đều được lập trình như một hệ thống phụ trong toàn bộ cơ thể, phụ trách những hoạt động khác nhau. Nhờ sự kết hợp của nhiều hệ thống phụ như vậy, thang máy có thể thực hiện được tất cả các chức năng người dùng yêu cầu.

Thang máy thương mại
Hệ thống điện giúp thang máy có thể hoạt động một cách tự động và “thông minh”

Vai trò của hệ thống điện thang máy

Hệ thống điện thang máy có vai trò rất quan trọng đối với bất kì một thiết bị di chuyển hiện đại nào vì nó quyết định toàn bộ hành trình di chuyển và chất lượng của hành trình đó

  • Hệ thống điện thang máy giúp cho thang máy vận hành tự động 24/7 mà không cần con người trực tiếp điều khiển. Nhờ vậy, thiết bị có thể thực hiện được tất cả các chức năng thông minh, đồng thời tiết kiệm sức lao động và chi phí cần bỏ ra
  • Hệ thống điện điều khiển thang máy đảm bảo chất lượng hành trình di chuyển của thiết bị luôn êm ái, chính xác. Bằng cách lập trình những chương trình có độ chính xác cực cao, mọi hoạt động của thang máy như mở cửa, đóng cửa, dừng thang, đi lên, đi xuống,… đều được đảm bảo không có sai sót.
  • Hệ thống điện còn giúp thang chuyển động mượt mà, êm ái mà, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng
  • Tủ điện thang máy đóng vai trò tối quan trọng đối việc an toàn vận hành thiết bị. Một hệ thống điện hoàn chỉnh, đảm bảo hạn chế tối đa những sai sót, giúp việc đi lại bằng thang máy thuận lợi, không gặp những trục trặc kỹ thuật, gây nguy hiểm cho những người ở trong hay bên ngoài cabin

>>> Có thể bạn quan tâm: Thang máy có chạy được không khi mất điện lưới

Cấu tạo của một hệ thống điện thang máy tiêu chuẩn

Bộ điều khiển mô-đun tự động hóa hoàn toàn

Bộ điều khiển này được xem như “bộ não” của chiếc thang máy, quyết định toàn bộ quá trình hoạt động tự động của thiết bị. Mô-đun có khả năng kết nối các bộ phận, chương trình phụ tạo nên tổng thể hài hòa, hoàn chỉnh. Nhờ bộ điều khiển mô-đun tự động hóa, thang máy có thể dễ dàng vận hành và thực hiện toàn bộ chức năng.

Hệ thống điện thang máy
Hệ thống điện thang máy cực kỳ phức tạp

Bộ điều khiển cửa của thang máy

Để điều khiển được cửa, bộ phận này cần sử dụng bộ biến tần VVVF. Mỗi khi cửa dừng, động cơ xoay chiều được nối với các panel luôn đảm bảo độ êm ái tuyệt đối khi chúng được kết nối bằng bằng đai răng truyền động dẻo dai, chắc chắn. Bộ điều khiển này cũng sử dụng hệ thống tín hiệu cực kỳ nhạy cảm nên mỗi lần khách hàng chạm tay hay xuất hiện vật cản, cửa thang sẽ tự động mở.

Bộ điều khiển thời gian đóng – mở thang máy

Bộ điều khiển này quyết định thời gian mỗi lần thang máy dừng lại để đóng – mở để nhận – trả khách. Ngoài việc giúp thang máy vận hành chính xác, thiết bị điều khiển thang máy này còn giúp người dùng chủ động thay đổi các khoảng thời gian sao cho phù hợp với yêu cầu, lưu lượng khách hằng ngày.

Bộ điều khiển giúp biến đổi điện áp và tần số dòng điện

Bộ điều khiển này có tác dung giảm tối đa lượng điện áp dư thừa “không cần thiết” trong suốt quá trình hoạt động, từ đó giúp tiết kiệm điện năng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo thang chuyển động mượt mà, êm ái hơn.

Phím kéo dài thời gian

Khi người dùng bấm vào phím này, tín hiệu phát ra sẽ “thông báo” cho trung tâm điều khiển để giữ nguyên hiện trạng cửa, kéo dài thời gian đón – trả khách trong trường hợp có quá nhiều người hoặc phải vận chuyển hàng hóa.

Phím đóng – mở nhanh cửa thang máy

Trái ngược hoàn toàn với phím kéo dài thời gian, những phím chức năng này lại phát ra tín hiệu “thúc giục” hệ thống nhanh chóng đóng cửa, mở cửa nhằm tiết kiệm tối đa thời gian cho những hành khách đang sử dụng thang.

Nút đóng mở nhanh cửa tầng
Nút đóng mở nhanh cửa tầng

Hệ thống truyền thông (intercom) trong thang máy

Thiết bị điện này được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tủ điện điều khiển thang máy. Khi đó, những người trong cabin có thể phát tín hiệu cầu cứu trực tiếp đến trung tâm cứu hộ để thông báo cho những người bên ngoài nhanh chóng ứng cứu.

Tắt đèn – quạt thông gió tự động

Nhằm hạn chế tối đa lượng điện nặng lãng phí của thiết bị và tăng tuổi thọ cho quạt thông gió, đèn chiếu sáng, hệ thống điện sẽ được cài đặt không hoạt động trong khoảng thời gian nhất định đã định sẵn từ trước. Chúng sẽ chỉ được bật khi có lệnh gọi từ bên trong cabin thang máy.

Đèn chiếu sáng khẩn cấp và chuông báo động

Để đảm bảo người sử dụng luôn được an toàn và có phương án phòng bị trong những trường hợp xấu nhất, thang máy sẽ chiếu sáng hệ thống đèn khẩn cấp để đảm bảo lượng ánh sáng cần thiết. Lúc này, chuông báo động cũng phải hoạt động để đưa ra thông báo cho mọi người.

Ắc quy dự phòng

Trong trường hợp phải sử dụng đèn chiếu sáng dự phòng và chuông báo, nguồn điện “chính thống” gần như chắc chắn đã không hoạt động, vì thế, nguồn điện dự phòng như một chiếc ắc quy là điều cần thiết phải chuẩn bị.

Thiết bị đo – điều chỉnh hoạt động của cửa thang máy

Trong trường hợp cửa thang máy di chuyển nhanh – chậm, đóng mở không chính xác, thiết bị này sẽ “cân” lại hành trình sao cho chuẩn nhất.

Thiết bị báo quá tải

Thiết bị này có cảm biến để phát hiện những trường hợp trọng lượng hành khách vượt quá ngưỡng cho phép chịu đựng của cabin. Lúc này, thang sẽ phát ra cảnh báo để hành khách tự điều chỉnh lượng người phù hợp. Không chỉ đảm bảo độ bền cho thang máy, thiết bị này cũng giúp hành khách an toàn hơn trong quá trình di chuyển, tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.

Tự động bỏ qua

Chức năng này phát huy tác dụng khi trọng lượng trong cabin đã đạt đến ngưỡng tối đa. Lúc này, thang máy sẽ tự động bỏ qua những tầng còn lại dù có khách đang chờ để đảm bảo độ êm ái, an toàn cho hành trình di chuyển.

Chuông báo tầng

Trong suốt hành trình, thang máy sẽ qua rất nhiều tầng nhà. Để thông báo cho người dùng biết, khi tới mỗi tầng, hệ thống chuông báo sẽ phát tiếng chuông nho nhỏ nhằm “nhắc nhẹ”.

Để tất cả các bộ phận trong hệ thống điện trên hoạt động trơn tru, một bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động của thang máy chính là tủ điều khiển thang máy. Trong phần tiếp theo của bài viết sau đây, hãy cùng Thang máy Sao Việt tìm hiểu thêm về những thông tin cần biết về bộ phận này trước khi quyết định lắp đặt thang máy nhé!

Tủ điều khiển thang máy là gì?

Tủ điều khiển thang máy là bộ phận có nhiệm vụ điều khiển tất cả các hoạt động của thang máy để thang có thể vận hành trơn tru, đúng theo ý muốn của người sử dụng. Hoạt động của tủ điện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của thiết bị thang máy. Khi thang ở trong trạng thái tốt sẽ giúp tủ điện thang máy có được sự ổn định, vận hành êm ái và an toàn. Bộ phận này cũng được ví như là bộ não của thang máy bởi bộ phận này điều khiển toàn bộ của thang máy để nó thực hiện chức năng di chuyển, đem lại lợi ích cho người sử dụng

Tủ điều khiển thang máy
Tủ điều khiển thang máy chính là “bộ não” giúp thang hoạt động theo yêu cầu của người sử dụng

Cơ chế hoạt động của tủ điều khiển thang máy

Tủ điện thang máy (hay còn gọi là hệ thống điều khiển thang máy) là một hệ thống với nhiều bộ phận khác nhau gồm: hệ thống điều khiển tín hiệu, hệ thống mạch động lực và hệ thống bảo vệ an toàn. Mỗi chi tiết sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một chức năng khác nhau, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng để thang máy có thể vận hành tốt. 

Hệ thống điều khiển tín hiệu

Hệ thống này là thiết bị không thể thiếu để góp phần cho thang máy có thể vận hành, có tác dụng đưa thang máy hoạt động lên xuống một cách chính xác và an toàn. Hệ thống này cũng cho phép thang máy có thể nhận cùng lúc nhiều lệnh điều khiển khác nhau như nhận lệnh điều khiển chạy xuống trong khi thang máy đang chạy lên.

Hiện nay, có hai loại hệ thống điều khiển tiến hiệu chính thường được sử dụng trên thị trường là PLC và bộ vi xử lý. Trong đó, PLC thường được dùng trong thang máy gia đình và bộ vi xử lý thường được dùng trong thang máy ở các tòa nhà, chung cư,…

Hệ thống điều khiển động lực

Sơ đồ tủ điện thang may
Cabin máy có thể di chuyển lên xuống nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận liên kết với nhau

Hệ thống này có nhiệm vụ điều khiển tốc độ của thang, giúp thang máy có thể di chuyển với một tốc độ nhanh nhất với độ giật ở mức tối thiểu khi chuyển từ chế độ đi sang dừng và ngược lại. Nhờ có hệ thống này mà khi vận hành, thang có thể đem lại cảm giác an toàn hơn cho người sử dụng.

Khi hai hệ thống này kết hợp, tín hiệu điều khiển sẽ được truyền tới hệ thống điều khiển để tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm phát tín hiệu tới mạch động lực. Từ đó, giúp động cơ quay và cabin thang máy có thể di chuyển đến vị trí mà hành khách điều khiển. Quá trình này sẽ lặp lại liên tục, nhờ đó mà người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển một cách đơn giản.

Phân loại tủ điều khiển thang máy

Có 2 loại tủ điều khiển thang máy được phân chia theo nguồn gốc xuất xứ là tủ điện nhập và tủ điện lắp ráp.

Tủ điều khiển nhập khẩu

Tủ điều khiển nhập khẩu
Tủ điều khiển nhập khẩu

Là loại tủ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài như Mỹ, Italy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ưu điểm của loại tủ này là hoạt động tốt, ổn định hơn tủ lắp ráp. Tuy nhiên, cùng với đó là chi phí khá cao và thường không có sẵn thiết bị thay thế, khi cần phải nhập trực tiếp từ nước ngoài.

Tủ điều khiển lắp ráp

Loại tủ điện được sản xuất cũng như lắp ráp trong nước. Dòng tủ này có ưu điểm là dễ thay thế và sửa chữa khi bị hỏng hóc. Nhược điểm của loại tủ này là không được bền và dễ mua phải hàng kém chất lượng nếu không được lựa chọn kỹ.

Tủ điều khiển thang máy liên doanh
Tùy vào nhu cầu sử dụng và kinh phí mà chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn lắp đẳ tủ điều khiến nhập khẩu hay lắp đặt

Tư vấn lắp đặt tủ điều khiển thang máy

Tùy vào nhu cầu và kinh phí của gia đình mà khách hàng có thể chọn lắp đặt tủ điều khiển nhập khẩu hay lắp ráp. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn lắp đặt cần lưu ý đến các điểm sau: 

  • Vị trí lắp tủ điện: vị trí đặt tủ phụ thuộc nhiều vào thiết kế của công trình. Đối với công trình hay nhà nhỏ thì nên lắp tủ tại cửa tầng của tầng cao nhất. Các loại thang máy lớn hơn thì có thể lắp tủ ngay trong phòng máy ở đỉnh cao nhất của tòa nhà.
  • Biến tần của tủ điện: Tùy theo loại máy kéo mà bộ phận kỹ thuật sẽ tư vấn cho khách hàng loại biến tần phù hợp. Các loại biến tần như sau:

+ Biến tần Sicor 1.5kw – single phase – 208v

+ Biến tần Sicor 2.2kw – single phase – 208V

+ Biến tần Sicor 4kw – three phases – 360V

+ Biến Tần Sicor 5.5kw – three phases – 360V

+ Biến Tần Sicor 7.5kw – three phases – 360V

+ Biến Tần Sicor 11kw – three phases – 360V

+ Biến Tần Sicor 15kw – three phases – 360V

+ Biến Tần Sicor 18.5kw – three phases – 360V

+ Biến Tần Sicor 22kw – three phases – 360V

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Dù lựa chọn lắp đặt tủ điều khiển nhập khẩu hay lắp ráp thì chủ đầu tư cũng nên chọn những đơn vị cung cấp uy tín để yên tâm về chất lượng tủ, đảm bảo các chức năng của thang máy được vận hành một cách tối ưu. Để lựa chọn sản phẩm tủ điều khiển thang máy vừa đảm bảo cấu trúc căn nhà, vừa an toàn cho cả gia đình, chủ đầu tư có thể cân nhắc Thang máy Sao Việt, một đơn vị đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt thang máy gia đình tại Việt Nam. Hiện Sao Việtcung cấp đầy đủ các dòng thang máy và linh kiện kèm theo nhập khẩu từ các nước Nhật, Mỹ, Italy,… và có đầy đủ giấy tờ đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng.

Tủ điều khiển là bộ não của hệ thống điện thang máy
Sao Việt – Đơn vị cung cấp thang máy kính đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho gia đình

Để được tư vấn trực tiếp về thông số kỹ thuật, quy trình lắp đặt và giá cả của tủ điều khiển thang máy, vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ sau:

Địa chỉ liên hệ:

Miền Bắc: Số 3 Nguyễn Quý Đức, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

SDT: [nphone]

Miền Nam: Số 50, đường 11 – Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM

SDT:

Văn phòng giao dịch miền Bắc: Số 3, Nguyễn Quý Đức, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 058.34.5555

Văn phòng giao dịch miền Nam: Số 50, đường 11 – CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0879.745.777

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn hỗ trợ khách hàng
058.346.5555